Giới thiệu Top 10 lễ hội dân gian phổ biến ở Huế


Du lịch Huế, du khách không khỏi ngỡ ngàng với rất nhiều lễ hội dân gian được tổ chức hàng năm. Top 10 lễ hội lớn dân gian sẽ đưa du khách đến với Cố đô Huế – vùng đất bao đời nay gắn với truyền thống văn hóa phong phú và đặc sắc với các lễ hội dân gian được tổ chức công phu và bài bản. Hãy cùng Top10hue khám phá thông qua bài viết sau.

Lễ hội điện Hòn Chén  – Lễ Hội dân gian ở Huế

Hàng năm, 2 lần vào dịp xuân tế (mùng 2, mùng 3 tháng 3) và Thu tế tháng 7, Điện Hòn Chén tại làng Hải Cát, huyện Hương Trà lại tấp nập người trẩy hội Thiên Y A Na Thánh mẫu. Nghi lễ diễn ra rất long trọng. Dân làng tổ chức tế tại đình, trước ngày chánh tế có lễ nghinh thần để rước tất cả các vị thần trong làng về đình. Trong đó, đám rước Thiên Y A Na Thánh Mẫu từ Huệ Nam đến đình làng Hải Cát tổ chức trọng thể hơn cả.

Hội đua ghe truyền thống – Lễ hội dân gian độc đáo

Hội đua ghe truyền thống tỉnh Thừa Thiên Huế là một ngày lễ hội mới được tổ chức sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam 1975. Hội được tổ chức trong một ngày, nhằm ngày lễ Quốc Khánh 2/9. Địa điểm đua là bờ Sông Hương trước trường Quốc Học.

Hội nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thanh niên nam nữ có cơ hội thi tài trên sông nước, qua đó rèn luyện tăng cường bảo vệ sức khỏe và tạo không khí vui tươi lành mạnh cho nhân dân.

lễ hội dân gian ở Huế

Lễ hội đấu vật làng Sình – Lễ hội dân gian ở Huế

Được tổ chức vào ngày 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm, Lễ hội đấu vật làng Sình được tổ chức tại khu vực đình làng Lại Ân (còn gọi là làng Sình), xã Phú Mậu, huyện Phú Vang. Đây là một hoạt động văn hoá truyền thống, giàu tinh thần thượng võ của người bản địa. Các đô vật sẽ thi đấu theo thể thức vòng tròn.

Những người già ở làng Sình kể lại, hội vật truyền thống của làng đã có lịch sử hơn 200 năm, và phát triển liên tục cho đến nay. Hội vật này khác hẳn với hội vật ở một làng quê khác, bởi người dân tổ chức hội vật như một hình thức giải trí đơn thuần sau những ngày tết chứ không vì mục đích tuyển chọn võ sĩ cho triều đình phong kiến lúc bấy giờ.

lễ hội dân gian ở Huế

Lễ Thượng Tiêu – Lễ hội dân gian tiêu biểu ở Huế

Nếu đã trót phải lòng những nét đẹp kiến trúc Cố đô, thì Lễ Thượng Tiêu (23/12 âm lịch hàng năm) sẽ là một lễ hội hoàn hảo cho du khách. Lễ Thượng Tiêu (hay lễ Dựng Nêu) diễn ra tại Thế Miếu và Điện Long An bắt nguồn từ thời Nguyễn. Lễ mang đậm màu sắc cổ truyền của người dân Việt Nam.

Tục lễ dựng Nêu ngày Tết là một trong những phong tục văn hóa không chỉ của riêng Việt Nam mà của rất nhiều nước Á Đông. Tuy nhiên, đối với người Việt Nam, sự ảnh hưởng này đã trở thành một nét văn hóa tốt đẹp ngàn đời.

lễ hội dân gian ở Huế

Tết A Za – Lễ hội dân gian Huế

Vào những ngày đầu tháng 11 âm lịch hàng năm, khắp các bản làng của đồng bào dân tộc Pa Kô tại A Lưới lại rộn ràng chuẩn bị đón lễ hội A Za – ngày Tết truyền thống của đồng bào trên đỉnh Trường Sơn này. Đây cũng là thời điểm kết thúc vụ mùa cuối năm, khi những hạt lúa, bắp ngô, củ sắn… đã được thu hoạch và cất vào trong kho của mỗi gia đình; là lúc để bản làng trẩy hội, cất lên những điệu khèn, điệu múa… hay nhất đón chào Tết A Za.

Tết A Za thường được bắt đầu từ mùng 6/11 âm lịch và kéo dài cho đến hết ngày 24/12 âm lịch; mỗi làng sẽ chọn một ngày đẹp nhất trong khoảng thời gian đó để tổ chức lễ A Za. Theo quan niệm của đồng bào Pa Cô, hai ngày tốt nhất để đón Tết A Za đó là ngày mùng 6/11 và ngày 24/12 âm lịch vì đó là thời điểm mặt trăng đẹp nhất.

Lễ hội Bài Chòi – Lễ hội dân gian đặc sắc

Để được sống như một người dân địa phương thực thụ, hẳn là du khách không thể bỏ qua những trò chơi dân gian nơi đó. Có lẽ vì thế mà lễ hội Bài Chòi duy nhất ở Huế được diễn ra vào mùng 1 đến mùng 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm tại cầu Ngói Thanh Toàn, Thanh Thủy Chánh (xã Thủy Thanh, TX.Hương Thủy)  luôn thu hút du khách gần xa dừng lại và tham gia. Người chơi sẽ rất hồi hộp khi tìm ra người chiến thắng qua từng ván bài. Không khí luôn nức tiếng cười bởi những câu hò dí dỏm của các “ông hiệu”, “bà hiệu” vui tính.

lễ hội dân gian ở Huế

Lễ hội Thanh Trà – Thu hút khách du lịch

Ai từng đến vùng đất phù sa bãi bồi bên dòng sông Hương, hẳn không quên được cái mát mẻ, trong lành và cổ kính cùng với con người hòa nhã nơi đây: Thủy Biều, vùng đất của xứ hoa thơm quả ngọt. Thủy Biều may mắn được vòng tay của bà mẹ sông Hương ôm trọn vào lòng, mỗi tấc đất là nguồn dinh dưỡng và phù sa, sản sinh ra nhiều hoa thơm quả ngọt, song ấn tượng nhất vẫn là “thanh trà” – chỉ riêng cái tên gọi mỹ miều này thôi đã làm cho bao người háo hức.

lễ hội dân gian ở Huế

Lễ Thu tế – Tháng 7 âm lịch

Vào tháng 7 âm lịch hàng năm, các đình làng ở Thừa Thiên Huế tổ chức lễ Thu tế. Sau khi đình làng Phú Xuân (nay tọa lạc tại số 69 Thái Phiên, phường Tây Lộc) tổ chức lễ Thu tế (vào ngày 6/6 Âm lịch), các đình làng lớn nhỏ khác cũng bắt đầu tổ chức lễ hội này một cách trọng thể như làng Kế Môn (3/7 Âm lịch), làng Kim Long (7-8/7 Âm lịch), làng Lại Thế (11/7 Âm lịch)… Riêng Lễ Thu tế làng An Truyền (làng Chuồn) còn tổ chức đến 3 ngày (15 – 16 – 17/7 âm lịch).

Lễ Rước Hến – Dân làng phường Giang Hến

Lễ rước hến được tổ chức vào ngày 24 tháng 6 âm lịch hàng năm tại phường Vĩ Dạ, thành phố Huế. Đây là một loại lễ hội theo phong tục, có tính chất hương lễ, chỉ có dân làng phường Giang Hến cử hành và tham dự.

Lễ hội đền Huyền Trân Công chúa – Lễ hội dân gian ở Huế đặc sắc

Lễ hội đền Huyền Trân công chúa được tổ chức hàng năm vào ngày mùng 9 tháng 1 âm lịch, tại Trung tâm Văn hóa Huyền Trân, phường An Tây, thành phố Huế. Đây là một hoạt động thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” tưởng nhớ, tôn vinh công chúa Huyền Trân và các bậc tiền nhân của dân tộc đã có công dựng nước, mở mang bờ cõi.

Mở đầu cho chuỗi hoạt động của lễ hội là Đại lễ cầu nguyện “Quốc thái dân an”, Lễ Hội hoa đăng, Ca múa nhạc Phật Giáo… Tiếp đến là lễ khai mạc với phần nghi lễ chính dâng hương tại Điện Huyền Trân công chúa, đền thờ vua Trần Nhân Tông và vãng cảnh.

Xem thêm: Top những nét đặc trưng của văn hóa Huế khiến du khách mê mẩn